NGƯỜI BỆNH GÚT NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO

Thứ năm - 28/02/2019 15:58
Bệnh gút là một dạng thường gặp của viêm khớp thường xảy ra ở nam giới do sự gia tăng quá nhiều acid uric trong máu. Gút xảy ra rất đột ngột gây đau dữ dội vùng khớp, đặc biệt là ngón chân cái. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu.

 

2019 02 28 15 41 22


Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Sau đây là các triệu chứng chính:

· Khớp đau đột ngột, dữ dội và sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm

· Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào

· Khớp chuyển sang màu sưng đỏ

· Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên

Các triệu chứng bệnh gút thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm. hầu hết các biểu hiện của bệnh gút thường kéo dài vài giờ trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Nguyên nhân gây bệnh gút

Nguyên nhân chính gây nên các cơn gút chính là sự gia tăng bất thường của nồng độ acid uric trong máu. Thông thường các phân tử acid uric trong máu sẽ được đào thải qua bài tiết nhưng khi ở nồng độ lớn (trên 400 μmol) chúng sẽ tích tụ, kết tủa các tinh thể muối urat ngay tại các vị trí khớp, sụn, xương gây ra viêm, tấy, sưng khớp vô cùng đau đớn cho người bệnh. Việc nồng độ acid uric trong máu cao gây ra triệu chứng bệnh gout chủ yếu là do 3 nguyên nhân chính: tăng bẩm sinh, gout nguyên phát và gout thứ phát.

2019 02 28 15 52 19


Nguyên nhân nguyên phát

Nguyên nhân này gắn liền với yếu tố di truyền, cơ địa. Bệnh nhân trong trường hợp này thường có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường dẫn đến nồng độ acid uric trong máu cũng tăng theo.

Nguyên nhân thứ phát
Thói quen hay ăn các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin như: thịt đỏ, nội tạng động vật, … và uống rượu bia không kiểm soát là những tác nhân chủ yếu kích thích sự gia tăng acid uric trong máu cao. Đây cũng là vấn đề phức tạp trong quá trình hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh gout.
Chế độ ăn uống dành cho người bị gút
Hiện nay, bệnh gút là nỗi sợ hãi của không ít người đặc biệt là nam giới. Vậy ngưởi bệnh gút cần lưu ý chế độ ăn uống như thế nào để giảm thiểu các cơn đau cũng như tốt cho sức khỏe.

2019 02 28 15 53 39


Bệnh gút nên kiêng ăn gì?
 

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe tốt và giảm thiểu các cơn đau cho người bệnh gút. Chính vì vậy bạn cần kiêng 1 số thực phẩm dưới đây:

Tuyệt đối không được ăn nội tạng động vật

Hầu hết các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm và cholesterol. Đặc biệt là gan và cật chứa nhiìu chất béo không tốt cho người bệnh gút.

“Nói không” với hải sản

Hải sản chính là nguyên nhân khiến bệnh gút của bạn trở nên trầm trọng hơn. Bởi trong hải sản chứa rất nhiều purine, khi đi vào cơ thể purine được chuyển hóa thành axit uric trong máu.

Các món ăn từ cá cơm

Cá là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng cá cơm lại chính là hung thần của bệnh gút. Trong cá cơm, cá trích, cá ngừ…có quá nhiều đạm không tốt cho người bệnh gút.
 

2019 02 28 15 55 24


Thức uống có cồn

Để hạn chế những cơn đau nhức người bệnh gút cần hạn chế đến mức thấp nhất rượu bia. Bởi khi uống đồ uống có cồn hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng làm cản trở sự đào thải purine ra khỏi cơ thể gây ra những cơn đau nhức.

Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ giàu purine – chất này khiến cholesterol tăng lên và ảnh hưởng rất xấu đến tình trạng gút. Ăn quá nhiều thịt đỏ, người bị gút sẽ bị những cơn đau nhức hành hạ.

Một số loại rau

Rau là thực phẩm tốt nhưng không phải loại rau nào cũng được khuyên dùng trong bữa ăn của bệnh nhân gút như: măng tây, cải bắp, rau chân vịt và nấm,… Nguyên nhân là chúng có chứa nhiều purine gây kích thích những cơn đau và làm tình trạng gút thêm trầm trọng.

Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống cho người mắc bệnh gút.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây