Với không ít người, ớt là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn, giúp làm tăng cảm giác ngon miệng. Ngoài làm thực phẩm, quả ớt còn được nhân dân ta sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ xa xưa.
Toàn bộ cây ớt từ quả, lá, rễ đều được dùng làm thuốc.Trong ớt có chứa ankaloid là capsicain, acid isodexenic vanilylamit…; nhiều vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta carotene… Theo Đông y, ớt vị cay tính nóng. Có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau),…
Bà con ta thường dùng ớt để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn. Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnhtimdo chứa một số hoạt chất làm lưu thông máu tốt, tránh đông vón tiểu cầu, ngăn ngừa tăng huyết áp…
Ớt có tác dụng ức chế quá trình phát triển của ung thư
Các nhà khoa học Mỹ đã có kết quả sau quá trình nghiên cứu và đưa ra kết luận các thành phần trong ớt có khả năng ức chế, làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư, chất capsaicin giữ vai trò xúc tác, làm cho các tế bào ung thư bị phá hủy, đặc biệt là đối với ung thư tuyến tụy. Chất capsaicin dồi dào trong ớt còn kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một mooc-phin nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt cho những người bịviêm khớp mãn tính và ung thư.
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ ớt
-Chữa ăn uống chậm tiêu: ớt dùng làm gia vị trong bữa ăn hằng ngày.
-Chữa đau thắt ngực: ớt 2 quả, đan sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang.Chữa đau dạ dày do lạnh: ớt 1- 2 quả,nghệ vàng 20g. Tất cả tán bột chia uống ngày 2 lần.
-Chữa viêm khớp mạn tính: ớt 1 – 2 quả, dây đau xương 30g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
-Chữa rết cắn: lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần cho đến khi hết đau.
-Chữa vẩy nến: lá ớt cay 1 nắm to (đem sao chín nhưng không được cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá thuốc bỏng (lá sống đời) 7 – 9 lá, thiên niên kiện 300g. Tất cả cho vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.
-Trị đau bụng kinh niên: rễ cây ớt, rễ cây chanh, rễ hoàng lực mỗi thứ 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
-Chữa đau lưng, đau khớp: ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ ớt chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ, ngâm với cồn tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.Chữa mụn nhọt: lá ớt giã nát với ít muối, đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.
ảnh - internet
Vị cay của gừng, tiêu, tỏi, ớt… thường kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng hơn nên được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng, đôi khi vị cay của các loại gia vị này cũng khiến không ít người băn khoăn, liệu việc ăn cay có thực sự tốt cho sức khỏe. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về điều này, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có thêm lý do để thêm các loại gia vị này vào thực đơn hàng ngày cho gia đình.
Giúp giảm cân
Không phải chuyện đùa, ăn ớt để giảm cân là hoàn toàn có thật. Hạt tiêu và ớt có chứa chất capsaicin tạo khả năng sinh nhiệt rất lớn, giúp đốt cháy nhiều calo hơn ngay sau bữa ăn. Ngoài ra, chất này còn giúp làm tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no nê và nhờ đó giúp chúng ta giảm cân hiệu quả.
Giúp giảm đau
Chất capsaicin có nhiều trong hạt tiêu và ớt vốn không mùi, không vị, nhưng có khả năng kích thích và làm giảm đau. Người ta thường dùng capsaicin như một phương thức hữu hiệu để giảm đau khi điều trị vết thương sau phẫu thuật, đau nhức khớp xương, đau miệng và một số bệnh ngoài da.
Giúp phòng ngừa tai biến tim mạch
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, ớt chứa các hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, giúp ngăn ngừa nguy cơ tai biến tim mạch. Ngoài ra, ớt cũng giúp hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
Giúp cải thiện hệ tiêu hoá
Ăn quá nhiều ớt sẽ dẫn đến thay đổi men tiêu hoá, nhưng nếu bạn chỉ ăn cay vừa phải thì lại giúp tăng tiết dịch vị, giúp tiêu hoá tốt hơn, ăn ngon miệng hơn đồng thời tránh bị đầy hơi.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Quốc gia Trung Quốc phối hợp với trường đại học Harvard (Mỹ) nghiên cứu cho rằng, con người chúng ta nếu thường xuyên ăn đồ cay 6 hoặc 7 ngày mỗi tuần sẽ giúp gia tăng tuổi thọ, giảm 14% tỉ lệ tử vong.
Giúp tăng cường hoạt động chuyển hóa
Những người có hệ tiêu hóa kém thì có thể sử dụng một số loại gia vị cay như củ nghệ, hạt tiêu và ớt giúp tăng cường chuyển hóa và làm chậm quá trình thèm ăn. Bên cạnh đó ăn nghệ còn giúp làm giảm sự phát triển mô mỡ trên cơ thể.
Giúp kháng viêm
Nghệ rất giàu hợp chất curcumin, vì thế, nếu sử dụng nghệ hằng ngày sẽ giúp kháng viêm rất tốt. Ngoài nghệ thì gừng, tỏi cũng là những loại gia vị kháng viêm tự nhiên đã được con người sử dụng từ hàng ngàn năm qua trên thế giới. Ngoài việc kháng viêm thì gừng và tỏi còn có thể điều trị nhiều bệnh khác như viêm khớp, rối loạn hệ thống miễn dịch, triệu chứng đau đầu và buồn nôn. Ngoài ra, ớt cũng giúp kháng viêm, đặc biệt là viêm khớp, và có khả năng chống suy nhược cơ thể rất hiệu quả.
Nhiều nghiên cứa đã chỉ ra rằng, những loại thực phẩm có chứa hoạt chất capsaicin như hạt tiêu và ớt cũng sẽ làm ức chế sự tiến triển của tế bào ung thư, như ung thư tiền liệt tuyến, trong khi đó hoạt chất này lại không làm tổn thương đến các tế bào bình thường khác.
Giúp hạn chế các bệnh vặt
Những bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và các bệnh liên quan đến đường hô hấp thì ớt và các thức ăn cay là "thuốc ngừa" hiệu quả nhất.
Giúp thư giãn
Khi ăn những thực phẩm có vị cay, ngay lập tức cơ thể bạn sẽ tiết ra các hoạt chất có tên là endorphins và dopamine - đây là những hoạt chất có khả năng thúc đẩy tâm trạng của bạn, giúp tâm trạng trở nên vui vẻ, hưng phấn hơn. Không chỉ giúp thay đổi tâm trạng mà ăn cay còn giúp bạn giảm thiểu các loại chất béo dư thừa không tốt trong máu.
Vì sao không nên lạm dụng thức ăn cay?
Tuy ăn cay đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như thế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lạm dụng quá mức vì việc này có thể gây phản tác dụng. Khi lạm dụng quá nhiều capsaicin có thể dẫn đến một vài phản ứng không tốt như như đau dạ dày, tiêu chảy và nôn ói... Nguyên nhân là do chất này có tác động kích thích lên hệ thống thần kinh. Nhưng rất may là hoạt chất này không để lại các tổn thương lâu dài cho cơ thể.
Nhiều người cho rằng ăn cay dễ dẫn tới sự hình thành các vết loét trong dạ dày, tuy vậy các bằng chứng hiện nay đều xác nhận rằng capsaicin có nhiều trong hạt tiêu và ớt còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân vi khuẩn gây loét là H. pylori. Chính vì vậy, nếu đang tập ăn cay, bạn chỉ nên ăn từ mức độ thấp rồi từ từ tăng dần lên để tránh những tác động xấu không mong muốn đến sức khỏe. Nếu lỡ ăn phải một món gì đó quá cay so với sức chịu đựng của mình, bạn có thể “chữa cháy” ngay lập tức bằng cách ăn một chút đồ ăn có vị ngọt.
Những ai tuyệt đối không nên ăn cay?
- Những người mắc bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản, người cao huyết áp, bệnh viêm khí quản mãn tính, người mắc bệnh phổi.
- Những người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính hoặc viêm thực quản.
- Những người bị viêm túi mật, sỏi mật.
- Người mắc bệnh trĩ, bị đau mắt đỏ hay viêm giác mạc.
- Những người đang mắc bệnh viêm da và mọi thứ bệnh về da.
- Những người đang uống thuốc Đông y, nếu ăn ớt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh của thuốc.
- Những bà mẹ đang cho con bú nếu ăn quá cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, và trẻ nóng trong người, khó ngủ, hay quấy khóc.
- Các mẹ bầu không nên ăn quá cay vì theo các nhà khoa học, mẹ ăn cay khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho trẻ sau này.
Như vậy, tuy ăn cay có một số tác hại nhất định, nhưng nếu chúng ta biết điều chỉnh lượng dùng vừa đủ thì cũng có những lợi ích rất lớn về lâu dài cho sức khỏe.
*Bài viết có một số chi tiết mang tính chất tham khảo
Nguồn tin: suu tam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn