Tên khoa học: Gomphandra tonkinensis Gagnep (1).
Mô tả
Bổ béo là dạng cây thân gỗ nhỏ, thân thẳng, có củ to mập, trắng xốp gần giống củ sâm bố chính tuy nhiên chiều dài củ bổ béo dài hơn (Điểm khác là sâm bố chính dạng thân dây leo, còn cây bổ béo là dạng thân gỗ nhỏ, hoa bổ béo màu trắng và nhỏn còn hao sâm bố chính màu đỏ). Các bạn xem hình ảnh để thấy rõ hơn mô tả nhé.
Chưa thấy có nghiên cứu cụ thể nào về loại thảo dược này, việc sử dụng vị thuốc này mới chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian.
Kinh nghiệm dân gian được giáo sư Đỗ Tất Lợi ghi chép trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, cách thu hái chế biến vị thuốc này như sau:
Thời điểm đào củ bổ béo là vào mùa thu (gần cuối năm), củ đào về được sơ chế gần giống như sơ chế hà thủ ô đỏ: Củ đào về rửa sạch, bỏ rễ con sau đó ngâm nước vo gạo qua một ngày một đêm, thái mỏng phơi khô rồi đem sao vàng hạ thổ làm thuốc.
Theo kinh nghiệm dân gian (1) vị thuốc này có một số công dụng chính như sau:
Theo kinh nghiệm dân gian (1) vị thuốc này có hai cách dùng phổ biến nhất là sắc uống hoặc ngâm rượu, cách dùng như sau:
Cách sắc uống: Dùng 15g ~ 20g rễ khô, đun với khoảng 3 bát nước, đun cạn còn khoảng 1 bát nước để uống trong ngày. Kiên trì dùng từ 1 đến 2 tháng sẽ giúp cải thiện cân nặng.
Cách ngâm rượu: 1kg rễ khô ngâm với khoảng 3 lít rượu [có thể ngâm rễ khô hoặc rễ tươi đề có tác dụng như nhau], ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 ly nhỏ, uống đều đặn sẽ giúp bạn cải thiện cân nặng rất tốt.
Theo kinh nghiệm dân gian dùng cây bổ béo an toàn và không gây hại tới cơ thể. Các nghiên cứu về cây bổ béo vẫn đang được tiến hành, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và gửi tới các bạn.
Hiện nay có một số thảo dược cùng chung tác dụng tăng cân như bổ béo là: cây cỏ máu, cây B1. Theo kinh nghiệm dân gian ở Hòa Bình trong ba loại trên thì hiệu quả tăng cân của cây bổ béo là cao hơn cả.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn