Cây Sài Đất là cây gì? Tác dụng của cây sài đất và cách nhận biết

Thứ bảy - 06/04/2019 02:59
Dân gian ta thường ứng dụng cây sài đất để trị mụn nhưng bên cạnh đó, nó còn được dùng để chữa viêm cơ, sốt xuất huyết, giải độc tiêu viêm và trị viêm tuyến vú cực kỳ hiệu quả, ngoài ra sài đất còn có khả năng chữa thoái hóa đốt sống lưng và các bệnh xương khớp khác.
 
2019 04 06 13 46 12


Cây sài đất là cây gì ?

Cây sài đất có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Họ Cúc – Asteraceae hay ở nhiều nơi gọi cây sài đất là Húng trám, Ngổ núi, Cúc nháp, Hoa múc.

Đặc điểm

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây sài đất:

  • Sài đất là loại cỏ sống dai, mọc lan bò, thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy.

  • Thân màu xanh có lông trắng, cứng, nhỏ.

  • Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài 2 đầu nhọn, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt.

  • Cụm hoa hình đầu, cánh hoa màu vàng tươi.

  • Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Thành phần hóa học: Các nghiên cứu gần đây cho thấy Sài đất là một loại cây có chứa rất nhiều các loại dược tính tốt cho cơ thể chúng ta. Phân tích những thành phần có trong 100ml tinh dầu hòa tan cây Sài đất thì có tỷ lệ các hợp chất sau: 29,7% là chất béo, 1,14% caroten, 3,75% phytosterol, 3,75% chlorophylle, 11,2% tinh dầu, còn lại là các loại chất khác như mucin, tanin, lignin…

Bộ phận dùng làm thuốc: Dùng cây tươi hoặc khô. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào tháng 4 – 5, lúc cây đang ra hoa, cắt sát gốc; tưới nước, bón phân sau 15 ngày lại thu hoạch được.

Cây sài đất mọc ở đâu ?

Khu vực phân bố: Ở nước ta cây Sài đất chủ yếu mọc ở các tỉnh phía Bắc. Giống cây này đặc biệt ưa thích và phát triển mạnh mẽ ở những nơi có khí hậu mát mẻ và ẩm ướt. Tuy nhiên những năm gần đây khi nhận thấy được những giá trị to lớn về dược tính cũng như là về kinh tế thì loại cây này đã bắt đầu được người dân trồng phổ biến ở khắp mọi nơi.

Cách trồng: Cắt thân sài đất thành từng đoạn dài 20 – 30cm, vùi 2/3 xuống đất, sau 15 – 20 ngày cây sẽ mọc tốt.

Cách thu hoạch: Khi cây đạt được thời gian khoảng 30 ngày tuổi thì chúng ta có thể tiến hành thu hoạch bằng cách cắt phần thân và để trừa lại một đoạn trồi trên mặt đất khoảng 3cm. Tiếp tực tưới nước bón cây sau khoảng thời gian 15 – 30 ngày sau thì chúng ta lại có thể tiếp tục thu hoạch tiếp.
 

394c660aa74c4e12175d


Phân biệt cây sài đất với các loại cây khác

Việc nhiều loại cây có hình dáng và kích thước bên ngoài tương đối giống nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Để phân biệt một cách chính xác cây Sài đất với một số cây có hình dáng tương tự chúng ta cần để ý những vấn đề sau:

Cây sài đất giả: Giống cây này có tên khoa học là Lippa Nodiflora, cây có cành gần như hình vuông, nhẵn và phủ một lớp lông mỏng ở trên. Lá của loại cây này có hình bầu dục, phía ngoài rìa lá có các răng cưa. Hoa của loại cây này có màu xanh nhạt

Cây lỗ địa cúc: Loại cây này có tên khoa học là Wedelia Prostrata thuộc họ nhà Cúc. Giống cây này cũng có thân nhẵn phủ một lớp lông bên ngoài, lá cây thì có vẻ ngắn hơn. Hoa của cây có màu vàng nhạt.

Những ai đang có ý định lựa chọn cây để chữa bệnh thì cần chú trọng đến vấn đề này vì nếu không nắm rõ thì rất có thể bạn sẽ lựa chọn sử dụng nhầm bài thuốc đem lại nhiều nguy hiểm tiềm tàng.

Tác dụng của cây sài đất

Công dụng của cây sài đất theo Đông y

Theo Đông y thì cây Sài đất là một loại cây có vị ngọt , hơi chua chua khi ăn lá, tính mát và có tác dụng rất lớn cho việc thanh nhiệt tiêu độc. Nổi bật nhất có thể kể đến một vài những công dụng sau đây:

> Tiêu độc, giải độc gan chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, xơ gan, bắp chuối, sưng vú, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt.

> Chữa cảm sốt, uống phòng biến chứng bệnh sởi

> Dùng khô: ngày dùng 50g, sắc với 500ml nước, lấy 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Cây sài đất dễ nhầm với cây lỗ địa cúc, sài đất giả . Tất cả những loại cây này đều có công dụng gần gần giống nhau nhưng hiệu quả đem lại của từng loại cây thì lại có sự khác biệt. Cần chú ý cây lỗ địa cúc có lá ngắn hơn, hoa màu vàng nhạt, quả bé không có lông và không thu hẹp ở đầu, không có vòng lồi lên, đầu cụt.

Cây sài đất chữa rôm sảy ở trẻ em

Chữa rôm sảy trẻ em: Chúng ta có thẻ lấy từ 2- 3 nắm lá cây vò nát kỹ sau đấy bỏ vào chậu và pha lượng nước vừa đủ tắm cho trẻ. Sau khi tắm xong bằng nước lá Sài đất thì có thể tắm qua lại cho bé bằng nước sạch một lần nữa.

Thường xuyên sử dụng cây này cho trẻ sẽ giúp chữa trị rôm sảy ở trẻ một cách hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần tham khảo bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng để tránh bị dị ứng.

Cây sài đất trị ngứa

Sài đất trị mụn, lở, chàm: Sài đất 30g, kim ngân hoa lá 15g, khúc khắc 10g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng tốt.

Chữa nhọt: Sài đất 30g, kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc (thổ phục linh) 10g, bồ công anh 20g. Sắc uống ngày một thang. Phần bã của thuốc người bệnh có thể sử dụng để đắp lên phần nhọt, làm như vậy sẽ rút ngắn được thời gian điều trị bệnh hơn.

Cây sài đất chữa viêm da cơ địa

Cây thuốc này có thể giúp bạn ngăn ngừa và chữa trị hiệu quả chứng bệnh viêm da cơ địa mà bạn có thể sử dụng bài thuốc sau đây để điều trị tại nhà như sau:

Bài thuốc thứ 1: Các bạn chuẩn bị nguyên liệu như sau, cây sài đất 30g, cây khúc khắc 10g, bồ công anh khoảng 20g, kim ngân hoa 15g. Tất cả nguyên liệu các bạn cho vào với nửa lít nước. Đun cho nhỏ lửa khi nào cạn còn lại 1 bát nước là dùng được. Sử dụng trong ngày.

Bài thuốc thứ 2: Các bạn chuẩn bị 30g cây sài đất, cây khúc khắc 10g, cây cam thảo 16g, ké đầu ngựa 12g, kim ngân hoa 15g. Các nguyên liệu cũng cho vào với nửa lít nước và thực hiện giống như bài thuốc thứ 1.

Cây sài đất tắm cho bé

Ngoài việc sử dụng cây thuốc để chữa rôm sảy cho bé, bạn cũng có thể sử dụng để tắm cho trẻ cũng rất hiệu quả.

Chuẩn bị phòng tắm cho trẻ sao cho kín gió, nhiệt độ mát mẻ khoảng 27 28 độ C. Chuẩn bị chậu tắm và khăn lau cho trẻ sơ sinh, và một tí lá sài đất. Bạn lấy lá cây mang đi rửa sạch sau đó vò nhàu rồi đun sôi trong nước để tắm cho trẻ hằng ngày. Như vậy vừa hết rôm sảy vừa sạch da cho bé.

Chữa trị các chứng bệnh khác

Cây sài đất chữa sốt cao: Sài đất 20-50g,rửa sạch lá và để khô. Sau đấy chúng ta  giã nát và pha với khoảng 300ml nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân. Sử dụng thuốc đến khi nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân giảm xuống.

Chữa sốt xuất huyết: Đối những bệnh nhân bị mắc phải căn bệnh này thì chúng ta cần chuẩn bị Sài đất tươi 30g, kim ngân hoa 20g, lá trắc bá (sao đen) 20g, củ sắn dây 20g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16g, cam thảo đất 16g. Đem hỗn hợp kể trên rửa sạch và để ráo nước, tiếp tục bỏ vào ấm sắc và cho khảng 1 lít nước vào đun còn khoảng 1/5 thì ngừng lại và đem ra sử dụng.  Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20g.

Chữa viêm cơ (bắp chuối): Sài đất tươi 50g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc lấy nước uống ngày một thang. Kết hợp với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ sưng đau.Duy trì đều đặn và kiến trì bạn sẽ cảm nhận được những cải thiện rõ ràng về bệnh.

Chữa viêm tuyến vú: Sài đất 50g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, thông thảo 20g, cam thảo đất 16g. Cũng tương tự như những cách làm ở trên. Bệnh nhân nên sắc mỗi ngày một thang và nên chia uống thành 3 lần 1 ngày là sáng, trưa và tối để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Chữa viêm bàng quang: Sài đất tươi 30g, bồ công anh 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g. Đối với những bệnh nhân mắc phải chứng bệnh này thì mỗi thang thuốc kể trên nên sắc với 1l nước và khi cạn còn 1/4 thì chúng ta có thể tắt bếp và lấy thuốc sử dụng uống mỗi ngày 2 lần sau bữa trưa và bữa tối 30 phút. Nếu kiên trì thực hiện thì hiệu quả nó đem lại sẽ khiến bạn không bao giờ phải thất vọng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây