Mật ong hấp quất nguyên vỏ: Dùng trái tắc rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi, bỏ hạt, thái lát mỏng cho vào tô. Sau đó đổ mật ong ngập phần tắc, trộn đều cho tắc thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi nấu cách thủy chừng 10-15 phút, tới khi tắc nhuyễn, quyện đều với mật ong sánh đặc như siro. Để nguội, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 muỗng cafe. Khi uống bạn có thể cho thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà ngậm 5 giây trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, ngứa rát, khản tiếng do ho mang lại.
Ngoài ra có thể dùng mật ong hấp lá hẹ, hoặc mật ong hấp tỏi.
Quất
Trong quả quất có nhiều tinh dầu, pectin, đường và các vitamin giúp chống viêm, long đàm, tăng sức đề kháng và giảm ho hiệu quả. Có thể ngâm quất với muối để nhấm nháp hoặc pha nước uống. Quất chưng cách thủy với đường phèn cũng là bài thuốc chữa ho hiệu quả trong dân gian.
Cũng như quất, chanh có tác dụng làm giảm ho. Cách dùng phổ biến là chưng cách thủy với đường phèn mật ong, pha với nước ấm và đường, hoặc xắt miếng mỏng ngâm muối để ngậm. Hạt chanh và quất (tắc) cũng có thể chữa ho.
Cho khoảng 3 nắm lá me tươi rửa sạch vào nồi, xắt lát mỏng một củ gừng rồi trải đều trên lá me, cho thêm vào nồi 2 ly nước. Sau đó đun lửa liu riu trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi còn lại khoảng 1 ly, dùng vải sạch lọc lấy phần nước. Cho vào phần nước thu được khoảng nửa ly nhỏ đường rồi tiếp tục đem đun sôi cho đến khi hỗn hợp nước sánh có dạng sirô. Vắt lấy nước của 5 trái chanh đã loại bỏ hạt vào sirô và khuấy đều.
Để trị ho, người lớn mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần một muỗng canh. Trẻ em cũng uống mỗi ngày 4 lần nhưng mỗi lần một muỗng cà phê. Sirô này cần được bảo quản trong tủ lạnh.
Dùng 2-3 tép tỏi, lột vỏ và cho vào chén nhỏ, thêm 1 muỗng đường và nửa chén nước. Đun sôi với lửa thật nhỏ khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Đợi cho nước còn hơi ấm hãy ăn.
Áp dụng từ 2-3 lần/ngày, các cơn ho sẽ giảm đi thấy rõ, sau một tuần sẽ dứt hẳn. Tỏi có vị ấm rất tốt cho dạ dày, phổi, điều trị các chứng ho. Người lớn cũng có thể dùng cách này, nhưng cần đến 7-8 tép tỏi và 2 muỗng đường.
------------- -------------- -------------- --------------- -----------------
Trị ho lâu ngày bằng phương pháp dân gian
Tình trạng ho dai dẳng, ho lâu ngày làm cổ họng bạn lúc nào cũng trong tình trạng ngứa và rát. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Dùng nhiều kháng sinh chưa hẳn là tốt trong mọi trường hợp. Dưới đây là một số cách trị ho lâu ngày bạn đọc có thể tham khảo qua trước khi sử dụng thuốc.
* Dùng củ cải trắng : Củ cái trắng bỏ vỏ rồi ăn sống sẽ làm mát họng, hết ho. Ngoài ra, có thể áp dụng cách thái miếng sau đó nấu chín bằng nước sạch, lấy nước uống. Mỗi tối uống một lần, mỗi lần khoảng 1/4 kg nước củ cải; uống liền 1 tuần sẽ có hiệu quả.
* Dùng quả chuối hầm với đường phèn : Cách làm như sau, chuẩn bị một quả chuối, 1 ít đường phèn. Đem chuối hầm với đường phèn, mỗi ngày ăn một lần, ăn liền nhiều ngày sẽ trị được dạng ho nhẹ.
* Dùng mẹo theo Đông Y: Nhiều người chia sẻ rằng, khi bị ho, hãy lấy ngón trỏ ấn mạnh vào hai bên chỗ dưới tai, như vậy giảm được kích thích niêm mạc gần cổ họng mà bớt ho.
* Dùng trứng gà trị ho: Chuẩn bị một quả trứng gà khuấy đều, cho thêm chút đường trắng và nước gừng tươi, dùng nửa cốc nước sôi để pha rồi uống; 2-3 lần sẽ khỏi.
* Trị ho bằng gừng tươi : Đem gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng, khi bị ho hãy ăn một miếng; Khi cổ họng lại ngứa thì lại ăn một miếng. Một ngày ăn 2- 3 lần, trước khi đi ngủ ăn một lần, ăn như vậy khoảng 2, 3 ngày sẽ hết ho.
* Dùng dấm pha đường phèn: Dấm pha đường phèn, đem lọc qua cho đến khi đạt độ bão hoà. Mỗi ngày từ 3 – 5 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa canh.
* Dùng dầu thơm, hạt đỗ xanh : Chuẩn bị 1 thìa dầu thơm đun nóng lên, cho thêm 7 hạt đỗ xanh vào chiên vàng, khi còn hơi ấm thì cho thêm chút mật ong. Ăn trước khi đi ngủ.
* Trị ho bằng hạt hạnh đào: Hạt hạnh đào 2 cái, gừng tươi 2 miếng, nhai nhỏ và nuốt từ từ vào; mỗi ngày buổi sáng và tối ăn một lần, cách này trị những trường hợp bị ho lâu ngày, có đờm và khó thở. Đối vối người bị ho nhiều đờm, hãy lấy 7 cụm rễ hành, 1 quả lê, một ít đường trắng rồi đun lên lấy nước uống, uống vào buổi sáng và tối hàng ngày.
* Dùng gừng già với mật ong: Gừng già tươi 60g, mật ong 30g; gừng tươi rửa sạch giã nát, cho thêm 500ml nước, nấu lên trong 30 phút. Tiếp đó bỏ bã cô đặc lại còn 200 – 250ml, cho thêm mật ong vào khuấy lên. Mỗi ngày uống vào buổi sáng và tối 50ml.
* Bài thuốc tổng hợp : Lê trắng 2000g, đường phèn 500g, hạnh nhân 10g, bách hợp 15g, mạch đông 15g, xuyên bối 10g, khoản đông hoa 10g. Rửa sạch lê rồi bỏ vỏ, bỏ hạt và ép lấy nước, dùng nước lê sắc lên như thuốc đông y, lấy nước này khuấy thêm với đường phèn thành dạng cao, có tác dụng trị ho, bình ổn hơi thở, kiện tỳ, nhuận phổi. Người bị ho có nhiều đờm nên dùng bài thuốc sau: hạt bí đao 15g, cho thêm một lượng vừa phải đường đỏ, giã nát rồi pha với nước để uống: ngày 2 lần.
* Uống mật ong: Một lượng mật ong vừa phải cho vào trong 1 bát nước sôi pha lên, 3 cái bánh quả hồng. Ăn bánh, uống nước mật ong, mỗi ngày 2 lần, uống liên tục 8 ngày hoặc sau đông chí, mỗi ngày ăn một cái bánh quả hồng to, kiên trì nhiều ngày chữa được ho lâu ngày không khỏi.
* Món ăn từ đậu phụ: Cho 50g dầu thực vật vào đun nóng lên rồi cho chút hành hoa và muối ăn, tiếp đó cho 1 miếng đậu phụ, dùng muỗng ép nát ra và đảo liên tục. Tiếp đó cho thêm một ít dầu ăn nữa và chút nước, đảo tiếp mấy lần rồi ăn lúc nóng (ăn như món ăn cùng với cơm hoặc ăn trước khi đi ngủ). Mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 35 ngày sẽ có hiệu quả.
* Trứng gà hấp cách thủy: Trứng gà tươi 1 quả, đập vào trong bát, cho thêm 1 thìa dầu ăn, một chút đường trắng rồi hấp cách thuỷ cho chín, ăn trước khi đi ngủ, khi còn nóng. Người ho bình thường thì ăn 2 lần, người ho nặng thì phải ăn 5 – 6 lần sẽ hiệu quả rõ rệt.
* Đường phèn,hạnh nhân : Đường phèn, hạnh nhân mỗi loại 15g, nghiền nhỏ rồi khuấy đều hỗn hợp này. Vào buổi sáng, trưa và tối mỗi buổi uống 10g.
Một số phương pháp khác:
* Đại táo 7 quả, bỏ hạt rồi cho phèn chua vào đầy bên trong, hấp chín; ăn hết 1 lần nhân lúc nóng, ngày 2 lần.
Hành trắng 3 cây, phèn chua 50g giã nhỏ, cho thêm 30g dấm vào khuấy đều. Buổi tối sau khi rửa chân hãy đắp lên gan bàn chân, buổi sáng sớm lấy ra; cách này chữa ho lâu không khỏi.
* Mỗi ngày ăn lạc 60 – 90g sẽ trị được ho nhiều đờm.
* Cà trắng 30 – 60g, đun lên lấy nước bỏ bã, cho thêm một lượng mật ong vừa phải rồi uống 2 lần mỗi ngày, chữa ho đã lâu mà không khỏi.
* Đường phèn 30g, vừng 120g giã nát rồi pha với nước sôi dạng âm ấm; mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 – 30g; cách này trị ho khan không đờm.
* Cho một quả trứng ngan, 10g mộc nhĩ đen, một chút đường phèn rồi khuấy đều để hấp cách thuỷ; mỗi ngày ăn 2 lần sẽ trị được ho do âm hư.
* Hạt quả mướp 15g phơi khô rồi nghiền nhỏ, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g, trị ho.
* Hạt bí đao 15g, cho thêm một lượng đường vừa phải vào rồi giã nát để pha với nước uống; mỗi ngày 2 lần, chữa ho đờm nhiều.
* Bí đao tươi 500g, lá sen tươi 1 cái và một lượng nước thích hợp rồi đun lên thành canh, cho thêm muối và gia vị vừa phải. Món này trị ho do nóng phổi, đờm dính.
* Lạc 30g, bách hợp 10g, đường phèn một lượng vừa phải, đun với nước thành canh, mỗi ngày 1 liều, uống liền 3 – 5 ngày, cách này chữa ho khan, ít đờm.
* Lạc, táo đỏ, mật ong mỗi loại 30g, nấu với nước rồi ăn mỗi ngày 2 lần; trị ho lâu không khỏi.
* Vỏ bưởi tươi 6g nấu lên lấy nước uống, chữa đờm và ho.
* Thịt nạc 50g và một chút rượu gạo, cho thêm một chút nước rồi hấp cách thuỷ để ăn, chữa ho.
* Phổi lợn 1 cái, củ cải trắng 1 củ, hạnh nhân 10g, một lượng nước sôi vừa phải, tất cả nấu chín bằng lửa nhỏ. Món này chữa ho lâu không dứt.
* Cắt quả lê tạo ra cái miệng có nắp, cho đỗ đen vào trong rồi đậy nắp lên; đun trên lửa nhỏ; mỗi ngày ăn 1 – 2 quả sẽ tiêu đờm hết ho. Bài thuốc này còn có hiệu quả khá tốt đối với trường hợp khó thở, thở gấp.
* Vỏ bí đao đã qua phơi sương rồi cho chút mật ong nấu lên thành canh, ăn trị ho.
* Táo chua nghiền thành bột nhỏ, mỗi ngày chia làm 2 lần, mỗi lần 6g uống bằng nước sôi âm ấm, sẽ có tác dụng nhuận phổi dứt ho.
* Nếu ho do bị cảm thì hãy dán một miếng cao trị đau khoảng 1 cm2 ở dưới cổ họng, 10 phút sau ho sẽ dứt.
Mùa thu, người bị ho cảm lạnh tăng rất nhiều, mà ho triền miên khó dứt. Theo Trung y thì đó là biểu hiện của gió độc chưa hết. Củ tỏi màu trắng vào phổi, đặc tính ấm nóng, giải trì gió độc trong phế kinh tốt nhất.
Tục ngữ nói ba phần trị bệnh bảy phần dưỡng, trong người không được khỏe, có thể dùng thuốc thang chữa trị, nhưng dưỡng sinh trong ngày thường cũng rất quan trọng. Đặc biệt là một số thực phẩm có tác dụng rất tốt trên các bệnh vặt thường ngày mà không gây tác dụng phụ do như dùng thuốc.
Tỏi là thức ăn quá phổ biến, hầu hết nhà nào xào rau cũng dùng tỏi để làm tăng hương vị. Nhưng rất nhiều người không biết là nước tỏi cũng có tác dụng dưỡng sinh thần kỳ, và trị ho hiệu quả.
Lý Thời Trân của triều Minh trong “ Bổn Thảo Cương Mục” có nói: Tỏi “có khí hăng mạnh, thông được ngũ tạng, thông các lỗ huyệt, khử hàn ẩm, tránh khí độc, giảm sưng đau, cũng có công dụng giải độc trong thịt sống.”
Với khả năng chứa hơn 20 loại hoạt chất có ích cho sức khỏe con người, ngoài chất đạm, vitamin E, C và các nguyên tố trung vi lượng như canxi, sắt, selenium ra, còn có chứa hoạt chất S-allyl cysteine (SAC ) tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, và cả allincin có khả năng sát khuẩn.
Vào mùa thu, người bị ho cảm lạnh tăng rất nhiều, mà ho triền miên khó dứt. Theo Trung y thì đó là biểu hiện của gió độc chưa hết. Củ tỏi màu trắng vào phổi, đặc tính ấm nóng, giải trì gió độc trong phế kinh tốt nhất.
Lúc trẻ em bị ho, dùng 2 – 3 tép, người lớn dùng 7- 8 tép, trước tiên đập dập tỏi, bỏ vào trong chén, cho thêm ít muối, rồi cho nước vào nồi để chưng. Mở lửa lớn cho sôi rồi giảm nhỏ lửa chừng 15 phút, lúc bị nặng có thể một ngày uống 3 lần, có thể không ăn tỏi mà chỉ uống nước. Ngày thứ hai khi chưng tỏi, cho thêm đường phèn, trẻ em cho một viên, người lớn cho hai viên.
Nếu như không muốn chưng, có thể nấu như sau: Đối với người trưởng thành, dùng dao đập dập 5-6 tép tỏi, cho thêm mấy cục đường phèn một chén nước, nấu đến khi nổi bọt trắng, còn lại nửa chén là được, uống ngay lập tức, rất công hiệu đối với trị ho. Nước tỏi chưng nấu xong nên uống ngay để có tác dụng tốt nhất.
Trung y cho rằng tỏi thuộc ôn tính (tính ấm), đi vào phế kinh, cách chữa bệnh dân gian dùng tỏi để chữa các bệnh ho, hen xuyễn, công thức này có công hiệu nhất định đối với ho hàn tính.
Dùng 30g tỏi, 10g đường phèn, cho thêm 200ml nước, trước tiên để lửa lớn nấu cho nước sôi, rồi cho nhỏ lửa đun mấy phút, cuối cùng nấu thành một chén nhỏ, cho người lớn hoặc trẻ nhỏ bị ho uống, một ngày uống 3 lần sáng- trưa- tối.
Trung y cho rằng đường phèn có công hiệu trị ho loãng đờm. Tỏi cộng thêm đường phèn sẽ làm tăng hiệu quả trị ho, nhưng chỉ thích hợp với bệnh ho do cảm lạnh gây ra, chứ không thích hợp với ho do cảm nóng gây ra.
Lấy 30g gừng tươi, rửa sạch cắt thành từng lát mỏng, 30g tỏi, bóc lớp vỏ bên ngoài rửa sạch cắt thành từng miếng, 50g đường đỏ, bỏ tất cả vào trong nồi đất, cho thêm khoảng 100ml nước, dùng lửa to nấu từ 10-15 phút là được, uống lúc còn nóng, đồng thời cũng có thể ăn cả tỏi.
Gừng và đường đỏ đều là thức ăn hơi thiên về ôn tính. Đối với người mới bị bệnh cảm lạnh chảy nước mũi, sợ lạnh, sẽ giúp ra mồ hôi giảm triệu chứng bệnh, dễ tiêu hóa thức ăn, sát khuẩn, kháng độc bệnh, kiến nghị một ngày một lần, uống liên tục 2-3 ngày. Đối với cảm nóng, không nên dùng cách này.
Ngửi tương tỏi
Lấy tỏi đánh thành tương đặc sệt, bỏ vào trong một cái chai sạch, đặt miệng chai vào đúng lỗ mũi, dùng hết sức hít mùi cay nồng của tỏi, mỗi ngày ngửi 4-5 lần.
Cách ngửi mùi hôi của chúng để chữa trị ho, tương tự như cách xông mũi điều trị của Trung y. Người bệnh nào có thể ngửi được mùi của tỏi thì cũng có tác dụng trị liệu nhất định.
Bệnh ho chia làm ho cảm lạnh và ho cảm nóng. Tình trạng ho khác nhau thì phương pháp điều trị bằng thức ăn cũng không giống nhau.
Ho cảm lạnh: Lưỡi thành màu trắng, chứng tỏ hàn khí nặng. Đờm ho ra cũng ít, trắng lỏng, và còn bị nghẹt mũi, chảy mũi, lúc này nên ăn một số thức ăn ấm nóng, trị đờm trị ho. Như gừng, tỏi, quýt.
Ho nóng: Lưỡi thành màu vàng, đỏ, chứng tỏ nội nhiệt rất lớn. Đờm ho ra màu vàng, đặc, không dễ ho ra được, và bị đau họng, lúc này nên ăn một số thức ăn thanh lọc phổi, trị đờm trị hỏa. Như bí đao, mướp, củ sen. Nếu như trẻ em bị ho nóng, có thể uống nước củ cải nấu. Rửa sạch củ cải trắng, cắt 4-5 miếng mỏng, cho vào trong nồi nhỏ, thêm gần một chén nước, mở lửa lên đun sôi, rồi dùng lửa nhỏ nấu thêm 5 phút là được. Đợi nước nguội rồi mới cho con nít uống.Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
---------------- ----------------- ------------------ ---------------------
Trong y học cổ truyền, ho thuộc phạm vi chứng “khái thấu” và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc dùng các kinh nghiệm dân gian đã có từ lâu đời. Bài viết này xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo và sử dụng cho con trẻ khi cần thiết.
Ho là một trong những triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em trong nhiều căn bệnh như viêm họng, viêm amydal, viêm phế quản, viêm phế quản phổi, ho gà, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang… với nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở điều kiện sinh lý bình thường, ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Chính nhờ các phản xạ ho, bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường thở, tống xuất đờm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt. Tuy nhiên, khi ho quá mức thì lại trở thành một trạng thái bất lợi cho cơ thể và buộc bệnh nhi phải được sử dụng các biện pháp can thiệp cần thiết.
Thịt ô mai (quả mơ) 3 quả, cam thảo 5 lát. Hai thứ giã nhỏ, ngậm thường xuyên, với trẻ nhỏ tuổi có thể hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, nhỏ vào họng của trẻ mỗi lần 5 giọt, mỗi ngày vài ba lần.
Lá hẹ tươi 10 lá, đường phèn vừa đủ. Lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, đem hấp cách thủy cùng đường phèn, cho trẻ uống mỗi lần 2-3 thìa cà phê, mỗi ngày 2 lần. Chuyên dùng để chữa cho trẻ khi bị cảm cúm có ho, sốt, sổ mũi.
Bách bộ 6g, bạch tiền 6g, sa sâm 9g, xuyên bối mẫu 3g, sắc đặc, chia uống 3 lần trong ngày, dùng liên tục 5 ngày.
Cúc vạn thọ 15 bông, sắc kỹ lấy nước, hòa thêm một chút đường đỏ, chia uống 3 lần trong ngày.
Kinh giới, bách bộ, bạch tiền và trần bì mỗi thứ 6g, tử uyển 9g, cát cánh và cam thảo mỗi thứ 6g, sắc với 1 bát nước, cô lại còn nửa bát, chia uống vài lần trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang. Dùng cho tất cả các trường hợp ho.
Rễ cây dâu 20g (cạo vỏ, tẩm mật ong, sao vàng) lá hẹ 20g, hoa đu đủ đực 20g, mạch môn 20g, tất cả đem sắc với ba bát nước, cô lại còn 1 bát, hòa thêm đường phèn, chia uống 3 lần trong ngày.
Lá dâu tằm 20g, bạc hà 10g, rau má 20g, rễ cây chanh 10g, lá hẹ 10g, sắc kỹ lấy nước, chia uống vài lần trong ngày, có thể hòa thêm một chút đường phèn. Dùng chữa ho do cảm sốt.
Gừng tươi 40g, củ sả 40g, đường trắng 100g. Hai thứ giã nhỏ, vắt lấy nước, hòa đường rồi cô nhỏ lửa thành dạng kẹo, mỗi lần lấy một ít ngậm dần.
Quất hồng bì 20g, đường phèn lượng vừa đủ. Quất hồng bì rửa sạch, bỏ hạt, đem hấp cách thủy với đường phèn, mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần một thìa cà phê.
Vỏ trắng rễ cây dâu 12g (ngâm nước gạo một đêm), hoa cúc 12g, mạch môn 12g (đồ chín, rút bỏ lõi), bạc hà 8g, lá chanh 16g. Tất cả đem sắc với 500 ml nước, cô còn 200 ml, chia uống vài lần trong ngày.
Dùng một vài giọt dầu như: dầu sả, tinh dầu tràm, dầu hạnh nhân hoặc tinh dầu bạc hà vào lòng bàn tay, xoa đều rồi day xát nhẹ nhàng lòng bàn chân cho trẻ, bấm nhẹ điểm nối giữa 2/5 và 3/5 đường nối đầu mút ngón trỏ với điểm giữa bờ sau gót chân. Tiếp đó, cũng xoa xát vùng liên sống bả (ở giữa hai xương bả vai) cho trẻ sao nóng lên là được. Cuối cùng, tiến hành vỗ rung long đờm giảm ho bằng cách khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng trẻ ở phần giữa hai bả vai ở tư thế nằm hoặc ngồi đầu hơi dốc xuống. Chú ý làm nhịp nhàng liên tục, tiến hành lúc trẻ đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi chưa ăn gì.
1. Chữa ho cho trẻ nhờ lá húng chanh
Lá húng chanh là một trong những cách chữa ho lâu ngày cho trẻ cực kì hữu hiệu, nó có vị the cay, hơi chua, các tác dụng lợi phếm trừ đờm. Cách thực hiện bài thuốc dân gian này cũng cực kì đơn giản: ta hái một ít húng chanh, rửa sạch, thái nhỏ. Cho húng chanh cùng với đường phen hoặc mật ong, hấp cách thủy, sau đó để nguội rồi cho trẻ bị ho uống. Kiên trì thực hiện với bài thuốc này, sẽ thấy cực kì hiệu nghiệm cho trẻ nhà bạn.
2. chữa ho bằng cây xương sông
Lá xương sông có vị cay, có tác dụng làm tiêu bờm, trị cảm sốt và ho tốt. Ta chế biến thuốc chữa ho từ lá xương sông như sau: lấy lá búp non, kế hợp với lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường, hấp cách thủy, sau đó để nguội và cho trẻ uống.
3. Chữa ho bằng quất xanh
Quất xanh là cách chữa ho lâu ngày cho trẻ mà được các bà mẹ truyền tai nhau, bởi nó có tác dụng rất nhanh và cực kì hiệu quả. Nên sử dụng quất với mật ong để mang lại hiệu quả tốt nhất. Chỉ cần dùng 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, bỏ vào bát mật ong, hấp cách thủy. Sau đó dằm quất trong bát mật ong vừa hấp cách thủy, lựa bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống.
Với 3 bài thuốc dân gian về cách chữa ho lâu ngày cho trẻ ở trên các bậc phụ huynh rất dễ thực hiện, bởi các nguyên liệu dường như đã có sẵn trong vườn, rất quen thuộc. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc dân gian cũng không lo tác dụng phụ của thuốc như thuốc tây.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm cách chữa ho dân gian cho trẻ mà trước đó chúng tôi đã tổng hợp để nhiều phương pháp đảm bảo sức khỏe cho bé yêu nhé.
Nguồn tin: suu tam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn